Thomas Edison, Nikola Tesla & Cuộc chiến Dòng Điện (P.2)
Thomas Edison, Nikola Tesla & Cuộc chiến Dòng Điện (P.2)
(Nguồn: ohay.tv)
(tiếp theo)
Cuộc chiến dòng điện.
Vào những năm đầu tiên của nghành điện thì dòng điện một chiều (DC: Direct Current) do Edison phát minh, là tiêu chuẩn ở Hoa Kỳ. Nhưng nhược điểm củ a dòng điện một chiều là không thể truyền tải điện năng đi xa, hệ thống điện của Edison lúc bấy giờ chỉ có thể truyền điện đi xa trên dưới một dặm (1.6km).
Trong khi đó, dòng điện xoay chiều (AC: Alternating Current) có thể khắc phục những nhược điểm của điện một chiều. Phương pháp truyền tải điện xoay chiều được phát minh bởi Nicolas Tesla giúp truyền tải điện năng đi xa hơn rất nhiều và trở thành đóng góp quan trọng trong ngành điện lực. Vào năm 1888, George Westinghouse đã trả tiền cho bằng sáng chế về động cơ điện xoay chiều và thiết kế máy biến thế của Nicolas Tesla và thuê Tesla một năm để làm tư vấn cho công ty của mình. Và chỉ trong vòng vài năm, hơn 100 thành phố, thị trấn đã dùng hệ thống điện xoay chiều của Westinghouse.
Khi biết biết khả năng và tiện ích của dòng điện AC, Edison lên kê hoạch, ông thuê trẻ em bắt mèo, chó và sử dụng chúng vào các cuộc trình diễn ở nơi công cộng. Ông buộc những mảnh kim loại vào thân thể chó, mèo rồi cho dòng điện chạy qua để dân chúng chứng kiến cảnh chúng bị điện giật như thế nào để rồi nêu câu hỏi: “Hỡi các vị, các vị có chấp nhận để vợ, con mình nấu nướng bằng dòng điện này hay không?”. Thomas Edison cũng đã phí thời gian và tiền bạc để thực hiện một chiến dịch vận động chống lại sự phổ biến của dòng điện xoay chiều. Ông đã thu thập những số liệu về các cái chết do điện xoay chiều gây ra. Hơn thế nữa, vào ngày 4 tháng 1 năm 1903, một con voi trong rạp xiếc, tên là Topsy, bỗng nổi điên và giết chết 3 người. Nó lập tức bị coi như một hiểm hoạ cần phải loại trừ. Edison nhìn thấy cơ hội để chứng minh sự nguy hiểm của dòng điện xoay chiều, thế là ông đề xuất việc giết con voi này bằng dòng điện xoay chiều. Topsy được cho ăn cà rốt tẩm xyanua, rồi bị giết chết bằng dòng điện 6.000 vôn. Nói một cách nào đó đây là một chiến dịch tuyên truyền “không quân tử” của Edison. bởi vì hệ thống lưới điện lúc đó của Edison chỉ hỗ trợ tối đa DC 110 volts (và không thể có hiệu điện thế cao hơn với chi phí thấp) chứ không phải điện xoay chiều nguy hiểm hơn.
Dù Thomas Edison có cố gắng tuyên truyền về sự nguy hiểm của dòng điện xoay chiều thì nó vẫn chiếm ưu thế vượt trội trong việc truyền tải điện trên toàn thế giới. Tuy nhiên, hầu hết mọi thiết bị điện bây giờ (điện thoại, máy tính, laptop, tablets, máy nghe nhạc, máy pha cà phê, lò vi sóng) đều phải cần một bộ chuyển AC sang DC. Cho nên, một cách nào đó mặc dù Edison đã thua trong cuộc chiến truyền tải điện nhưng ông đã thắng trong “phân khúc đồ điện tử”.
Rất nhiều sáng chế của họ vẫn còn được chúng ta sử dụng. Edison có : microphone, loa và ống nghe của điện thoại với từ “Hello” (a lô!) cửa miệng cũng là do ông đưa ra, đèn dây tóc, máy quay đĩa, máy chiếu phim, máy ghi âm….., Tesla có phương án sạc pin không cần bộ sạc mà đến những năm gần đây, nhiều dòng điện thoại di động hiện đại nhất bắt đầu áp dụng. Tesla còn có đèn huỳnh quang, đồng hồ điện, turbin hơi nước, ô tô điện, truyền tín hiệu không dây và phát minh ra radio (tuy không được công nhận).
Tesla là người nổi tiếng với những màn biểu diễn tạo ra sấm, chớp, sét… nhân tạo (về PR ông là bậc thầy của Edison – tuy vậy ông không làm việc tập thể được nên suốt đời ông chỉ là “con sói đơn độc”). Họ rất nổi tiếng ở Mỹ và toàn thế giới, về họ có khá nhiều phim Hollywood đã quay, Tesla còn nổi tiếng hơn trong thế giới game và đồ chơi của trẻ em (với hình tượng người tạo ra sấm sét!). Tesla tài giỏi đến mức, ngay cả UFO hay thiên thạch Tugunskiy rơi xuống Siberi cũng bị người đời đổ cho là Tesla bắt tay với Nga thí nghiệm vũ khí từ trường.
(Sự kiện Tunguska là một vụ nổ xảy ra gần sông Podkamennaya Tunguska ở vùng tự trị Evenk, Siberi thuộc Nga hiện nay, lúc 7:17 sáng ngày 30 tháng 6, 1908. Thỉnh thoảng sự kiện này được gọi là Vụ nổ lớn Siberi. Có thể được gây ra bởi vụ nổ trên không của một tiểu hành tinh hay sao chổi từ khoảng cách 5 đến 10 km (3 – 6 dặm) trên bề mặt Trái Đất. Năng lượng của vụ nổ sau này được ước tính trong khoảng 10 đến 20 triệu tấn TNT, tương đương với Castle Bravo, quả bom hạt nhân mạnh nhất từng được Hoa Kỳ chế tạo. Vụ nổ đã làm đổ khoảng 60 triệu cây trên diện tích 2.150 km2
Cả hai sống khá thọ. Edison mất khi nắm tay vợ và bảo: “Ở ngoài kia đẹp quá”. Tesla chết âm thầm một mình trong một khách sạn ở New York, khi vợ tổng thống Roosevelt nghe tin ông ốm nặng muốn tới thăm. Đồ đạc của ông thì gửi ở một loạt khách sạn khác nhau, bao gồm vật dụng, dụng cụ thí nghiệm và tài liệu viết tay. Nghe đồn thì FBI đến thu thập hết lại… Và đến tận năm 2007, bảo tàng về Nicola Tesla ở Serbi kêu gọi các nhà khoa học thế giới nghiên cứu tiếp những công trình dang dở mà ông đã bỏ lại, gồm 60 ngàn trang tài liệu. Ít nhất thì những nghiên cứu về truyền năng lượng cho một khoảng cách xa bất kỳ đang trở thành hiện thực…
Vậy theo các bạn, Edison hay Tesla, ai giỏi hơn ai? Edison: người cần cù bù thông minh, phát minh đại tài nhưng keo kiệt bảo thủ, luôn muốn giành công đầu, còn Tesla, một thiên tài, với những suy nghĩ đi trước thời đại, tuy nhiên khá lập dị, luôn đơn độc. Câu chuyện của họ còn được nhắc nhiều trong các tác phẩm điện ảnh, và mới đâu nhất trong bom tấn Tomorrow Land (2015).